Địa danh Đồng Nai xuất hiện bằng chữ quốc ngữ lần đầu tiên trong một báo cáo của giáo hội Thiên Chúa về tình hình giáo dân ở Nam Bộ (viết tháng 10/1710) như sau: "Khoảng năm 1670 đã có dân Cochinchine đến sinh cơ lập nghiệp ở một phần đất nào đó mà người ta gọi là Doũnay giáp ranh với các vương quốc Khmer và Chămpa".
Trong các tài liệu bằng chữ quốc ngữ vào thế kỷ 17 và đầu thế kỷ 18, vần "ông" còn ghi là ou hoặc oũ. Trong tài liệu tiếng Pháp, dùng "D" dùng thay chữ "Đ". Năm 1747, địa danh Đồng Nai cũng xuất hiện với tự dạng là Doũ-nai. Sau đó, địa danh này xuất hiện vừa bằng chữ Nôm, vừa bằng chữ quốc ngữ vào năm 1772 trong Từ điển An Nam - La Tinh của Pigneau de Béhaine.
Về ngữ nghĩa, các nhà nghiên cứu đều hiểu địa danh Đồng Nai là "cánh đồng có những con nai". Génibrel trong Từ điển Việt - Pháp (1898) ghi rõ "La plaine aux cerfs" nghĩa là cánh đồng nai.
Cấu trúc gồm từ chỉ địa hình và tên thú như Đồng Nai rất phổ biến, đặc biệt là ở Nam Bộ như rạch Bến Trâu, Gò Công, Hố Bò, cầu Rạch Đỉa, ấp Bàu Trăn. Yếu tố nai hay hươu xuất hiện cũng khá nhiều ở nhiều địa danh như Hố Nai, Đồng Hươu, rạch Nai, ấp Bàu Nai, sông Mũi Nai, Hóc Hươu (TP HCM).
Gia Định thành thông chí hay Đại Nam nhất thống chí viết về Đồng Nai: "Chợ Lộc Dã ở phía Nam hạ lưu sông Phước Long, huyện Phước Chính, vì trước kia là đồng nội lắm hươu nai, nên gọi tên thế, hoặc là Lộc Động, tục gọi chợ Đồng Nai".
Câu 4: Văn Miếu Trấn Biên, công trình được dựng theo kiến trúc Văn miếu Quốc Tử Giám ở Hà Nội, hiện ở đâu?