Đáp án a, đó là Cao Lãnh
Đồng Tháp hiện có 12 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm ba thành phố Cao Lãnh, Sa Đéc, Hồng Ngự; các huyện Cao Lãnh, Châu Thành, Hồng Ngự, Lai Vung, Lấp Vò, Tam Nông, Tân Hồng, Thanh Bình, Tháp Mười. Cao Lãnh là thành phố tỉnh lỵ của Đồng Tháp, trung tâm của vùng Đồng Tháp Mười.
TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp hiện nay.
TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp hiện nay. Ảnh: Báo Đồng Tháp
Theo Cổng thông tin điện tử TP Cao Lãnh, địa phương có lịch sử phát triển từ cuối thế kỷ 17. Sách Gia Định thành thông chí, Đại Nam thực lục tiền biên và bia Tiền Hiền làng Mỹ Trà (lập năm 1876) cho biết, từ khoảng thời gian này, chúa Nguyễn cho di dân từ các tỉnh miền Trung vào khai phá Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
Trong số lưu dân, nhiều người từ thôn Bả Canh thuộc phủ Quy Nhơn, trấn Bình Định đã vào sinh sống ven bờ rạch Cái Sao Thượng và sông Con (sông Cao Lãnh ngày nay) hình thành nên xóm Bả Canh. Sau này, nơi đây phát triển thành khố trường Bả Canh, một trong chín khố trường ở Nam Bộ. Đây được xem là cơ sở đầu tiên mang tính quản lý nhà nước của thị xã Cao Lãnh sau này.
Năm 1913, Pháp lập quận Cao Lãnh thuộc tỉnh Sa Đéc. Từ năm 1956, chính quyền Sài Gòn thành lập tỉnh Kiến Phong, lấy khu vực thị tứ Mỹ Trà của quận Cao Lãnh làm tỉnh lỵ.
Năm 1976, tỉnh Đồng Tháp được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Sa Đéc và Kiến Phong; khu thị tứ Mỹ Trà - Cao Lãnh trở thành thị trấn của huyện Cao Lãnh.
Năm 1983, do yêu cầu khai thác vùng Đồng Tháp Mười, thị xã Cao Lãnh được thành lập, đến năm 1989 trở thành thị xã tỉnh lỵ của Đồng Tháp. Thị xã Cao Lãnh được công nhận là thành phố vào năm 2007. Sau đó, Đồng Tháp có thêm hai thành phố Sa Đéc và Hồng Ngự.
Câu 4: Địa phương nào ở Đồng Tháp nổi tiếng nhất với nghề trồng hoa kiểng?